NỘI THẤT INHOME | ĐƠN VỊ THIẾT KẾ NỘI THẤT ĐẸP CAO CẤP HÀNG ĐẦU TẠI HÀ NỘI

Địa chỉ : P 601, Tháp A, Số 75 Tam Trinh, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đại diện công ty : Ms. Điệp : 0983.583.334 | Mr. Tuấn : 0973.073.249 

Cách phân biệt Ván gỗ MDF, MFC và HDF

Cách phân biệt Ván gỗ MDF, MFC và HDF sẽ giúp khách hàng nhận diện chất lượng sản phẩm tốt hơn, đảm bảo lợi ích người tiêu dùng.

Cách phân biệt ván gỗ Mdf, Mfc và Hdf

Trong thiết kế nội thất có hai loại gỗ được sử dụng đó là gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Gỗ tự nhiên với ưu thế bền, chất lượng thì gỗ công nghiệp thu hút khách hàng bởi tạo ra được các sản phẩm có mẫu mã phong phú và kiểu dáng sang trọng. Trong dòng gỗ công nghiệp có 3 loại được sử dụng nhiều nhất đó là gỗ MDF - MFC và HDF. Tuy nhiên khi nhắc đến tên gọi thì nhiều khách hàng không biết và cũng không hiểu không về các loại ván gỗ này, trong bài viết này Inhome xin chia sẻ với các bạn thông tin về các loại ván gỗ cũng như cách phân biệt chúng để khách hàng có thể yên tâm khi chọn mua các sản phẩm tại Inhome.

Cách phân biệt gỗ MDF, MFC và HDF

Những thông tin cơ bản về 3 loại gỗ này:

  • Đầu tiên là gỗ MDF

Đây là loại ván gỗ được làm từ gỗ rừng trồng. Cách làm nên ván gỗ MDF đó là các loại cây trồng rừng ngắn ngày như keo, bạch đàn sau khi thu hoạch được đưa vào máy nghiền nát như bột rồi tiến hành gia công ép thành các ván gỗ với kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4, độ dày các ván gỗ có sự khác biệt từ 2,5 - 25mm.

van-go-mfc

  • Thứ hai là ván gỗ MFC

Nguyên liệu tạo nên gỗ MFC cũng giống như MDF từ các cây gỗ rừng trồng ngắn ngày nhưng cách chế biến thì khác với ván gỗ MDF. Điểm khác nhau đó là sau khi thu hoạch gỗ, gỗ được băm nhỏ thành dặm gỗ chứ không nghiền thành bột như MDF. Sau đó người ta dùng keo và ép để tạo độ dày thành những ván gỗ và phủ một lớp Melamine để bảo vệ gỗ. Lớp phủ này giúp ván gỗ có độ sáng bóng nhất định.

  • Thứ ba là ván gỗ HDF

Dù thuộc loại gỗ công nghiệp những ván gỗ HDF được chế biến từ nguyên liệu gỗ tự nhiên và một số phụ gia làm tăng độ cứng và sự kết dính cho gỗ với tỉ lệ 85 - 15. Cách tạo ván gỗ HDF đó là gỗ tự nhiên rừng trồng được khai thác nguyên khối, tiến hành luộc và sấy khô ở nhiệt độ cao từ 1000C – 2000C. Sau khi gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, nghiền gỗ thành bột. Bột gỗ kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850 - 870 kg/cm2) và được định hình thành ván gỗ có kích thước 2m x 2m4, có độ dày từ 6mm – 24mm.

van-go-hdf

Đặc điểm phân biệt gỗ MDF, MFC và HDF

Đối với ván gỗ MDF - MFC ta có thể phân biệt bằng mắt thường. MDF được là từ gỗ nghiền nên sản phẩm tạo thành có độ mịn nhất định, không còn nhìn được các sợi gỗ, thường được sử dụng dùng làm tủ quần áo, bàn làm việc. Còn ván gỗ MFC thì bề mặt có một lớp Melamine sáng bóng, vân gỗ, nhiều màu sắc kết cấu bên trong gỗ nhìn được những dăm gỗ. Loại gỗ MFC được sử dụng rộng rãi hơn cả, đặc biệt là trong lĩnh vực nội thất với hơn 80% đồ gỗ nội thất văn phòng và gia đình.

Gõ HDF thì có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất. Do kết cấu bên trong ván gỗ có mật độ cao hơn các loại ván ép thường nên gỗ HDF có khả năng chống ẩm chống ồn tốt hơn. Đặc biệt do HDF có độ cứng cao và giá thành cao hơn ván gỗ MDF - MFC.

Với những thông tin cơ bản mà Inhome đã cũng cấp ở trên, hy vọng các bạn có thể phân biệt được ván gỗ MDF - MFC và HDF, lựa chọn được nguyên liệu phù hợp nhất làm các sản phẩm nội thất cho ngôi nhà hay văn phòng của mình.